In lụa là một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình cũng như kỹ thuật của phương pháp in này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết về kỹ thuật in ấn hiện đại này.
In lụa là gì?
In lụa còn được gọi với tên khác là in lưới. Đây là 1 dạng trong kỹ thuật in ấn được dùng để in áo, in thiệp cưới, in túi vải,….Sở dĩ cái tên này hình thành là do bản lưới của khuôn in bằng tơ lụa. Ngày nay, nó đã được thay thế bằng các vật liệu khác nhau như vải hoặc lưới kim loại. Do đó in lụa còn được gọi với tên khác là in lưới.
Lịch sử hình thành
Kỹ thuật in ấn này xuất hiện vào năm 1925 tại Châu Âu và được in trên thủy tin, giấy, vải giả da,….Tuy nhiên, hơn 1000 năm trước, người ra phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên 1 khung gỗ có thể sao chép ra nhiều hình ảnh tên các vật liệu khác nhau.
Công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại Đức và Pháp. Đến năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.
>>> Tham khảo: Xưởng in hộp giấy chất lượng – In không giới hạn số lượng
Phân loại kỹ thuật in lụa
Kỹ thuật in này được phân loại như sau;
– Dựa vào cách thức sử dụng khuôn in:
- In lụa thủ công: Tất các quy trình đều được thực hiện thủ công hoàn toàn. Do đó, nó chỉ chuyên áp dụng cho việc in số lượng ít.
- In lụa bán tự động (có cơ khí hóa): Các công đoạn sẽ kết hợp giữa thủ công và máy móc giúp cho thời gian làm việc được nhanh hơn.
- In lụa tự động: 100% sử dụng máy. Những thao tác như căn chỉnh, sấy khô hay gạt mực đều được tự động hóa mà không cần sự can thiệp của con người. Đây là cách thức in tiết kiệm thời gian nhất trong 3 loại.
– Theo dạng khuôn in:
- In dùng khuôn lưới phẳng: Chuyên in lên các vật liệu như vải, cao su và giấy do đây là những vật cần độ phẳng nhất định mới in lên được.
- In dùng khuôn lưới tròn: Chuyên in lên các vật liệu như chén, bát hoặc các đồ bằng gốm, thủy tinh,…
– Theo phương pháp in:
- In trực tiếp: Chỉ dùng cách này khi vật liệu có màu vàng hoặc trắng. Nguyên nhân là do những màu này không bị làm tác động như các màu khác nên sản phẩm in có chất lượng tốt hơn.
- In phá gắn: In bằng phương pháp này sẽ không bị nhòe màu đối với những vật có màu nền.
- In dự phòng: Nếu không áp dụng được cách in phá gắn với sản phẩm có màu, in dự phòng sẽ là phương án để lựa chọn.
Ưu điểm và nhược điểm của in lụa
Ưu điểm
Một số ưu điểm của kỹ thuật in lụa đó là:
- Không tốn quá nhiều chi phí bởi vẫn có thể tự in thủ công.
- In được trên các chất liệu đa dạng từ vải, giấy cho đến gốm sứ, thủy tinh,…mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
- In được nhiều màu khác nhau.
Nhược điểm
Mặc dù vậy, kỹ thuật in lụa cũng có vài nhược điểm:
- Số lượng ít khi in nhiều màu sẽ làm tốn chi phí và thời gian hơn bởi mỗi một màu in và hình in sẽ cần phải áp dụng 1 loại khuôn riêng biệt.
- Trong quá trình in hoặc kể cả hoàn thiện sản phẩm có thể diễn ra tình trang bị đứt gãy hình do mực in có chất lượng không tốt.
- Cần thật cẩn thận để mực không bị lem ra do độ bám cực cao lên vật liệu.
- Tốn nhiều thời gian vào khâu thiết kế với việc sử dụng cả 2 loại file vector và file ảnh.
>>> Bạn có nhu cầu in sách số lượng ít, tham khảo ngay!
Nguyên lý in lụa
Phương pháp in này dựa trên nguyên lý thấm mực. Mực được cho vào lòng khung làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ, sau đó được gạt bằng lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của gao gạt, một phần mực in được thấm quá lưới in và in lên vật liệu đã chuẩn bị trước tạo thành chữ hoặc hình ảnh.
Ban đầu, công nghệ in này được làm thủ công, tuy nhiên sau này được tự động hóa bằng máy móc. Hiện nay, kỹ thuật in ấn này được sử dụng cho nhiều vật liệu như nilon, đồng hồ, thủy tinh,….để tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp, ấn tượng.
Cần chuẩn bị những gì trong quá trình in lụa?
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật in ấn này cần chuẩn bị:
- Vật liệu để in lên: vải, cao su, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, kim loại, gỗ, giấy,…
- Khung lụa: Khung lụa được sử dụng để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa. Đây là công cụ quan trọng trong kỹ thuật in này.
- Bàn in lụa: Có 2 loại là bàn thường và bàn đa năng. Bàn thường làm bằng gỗ, mặt kính. Bàn đa năng làm bằng sắt và có lò xo để điều chỉnh độ cao – thấp.
- Phần lưới in: Có thể bằng nhiều chất liệu như vải lụa tơ tằm, vải cotton,…
- Mực in: Cần chất lượng tốt và phải có độ dẻo nhất định. Nếu muốn tạo màu, có thể tự pha trộn.
- Thanh gạt: Điều chỉnh sao cho vừa vặn với kích thước của khuôn in. Thanh gạt bằng gỗ thường được sử dụng phổ biến nhất.
Bên cạnh đó in lục cần có máng tráng keo, dao gạt mực, dung dịch cảm quang,….để cho ra đời sản phẩm tốt nhất.
Quy trình in lụa
Dưới đây là các bước trong quy trình thực hiện kỹ thuật in ấn này:
Bước 1: Chuẩn bị khuôn và pha keo
Khuôn in bằng chất liệu gỗ hoặc cũng có thể bằng kim loại. Sau đó, thực hiện quá trình “chuyển hình ảnh cần in” lên khuôn lưới. Đây chính là thao tác tạo lỗ để mực in có thể chảy qua. Thợ in chuyển bằng cách vẽ lên lớp nến trắng, đất sét, dầu bóng. Nhưng hiện tại thì phương pháp phổ biến nhất vẫn là vẽ trên giấy nến và sử dụng phương pháp cảm quang.
Pha keo bằng cách kết hợp và pha theo tỷ lệ 1:1 và cần được bảo quản tốt bởi đây là chất nhạy sáng:
- Dung dịch Keo Crom-Gelatin: Amoni Đicromat và Kali Đicromat với nồng độ 3,5% được pha với keo gelatin nồng độ 20%.
- Dung dịch Crom-PVA: Polyvinyl Acetates 12% + Amoni Đicromat hoặc Kali Đicromat, cộng thêm nước (20ml) và C2H5OH:96% (7ml)
Bước 2: Chụp bản
Dùng keo đã pha rồi phủ lên toàn bộ bề mặt lưới in và sấy cho đến khi khô hẳn. Sau đó, đặt phim lên lớp keo vừa dán và tiến hành chụp dưới ánh sáng. Chờ 2 – 3 phút rồi lấy ra để xịt nước.
Bước 3: Pha mực
Mực được chuẩn bị kỹ phù hợp với chất liệu được in. Tiến hành pha sao cho:
- Thành phần và lượng màu đạt đúng màu.
- Độ đặc và độ nhớt dính phải đảm bảo.
- Không pha chế linh tinh có thể dẫn đến việc gây hại cho lưới in.
Bước 4: In thử và canh tay kê
Vật liệu in lên cần được giữ cố định bằng keo. Tiến hành các thao tác: đặt khuôn, cho mực in và quét đều 2 mặt. Dùng thanh gạt để kéo cho mực thật thấm và lặp lại việc này làm 2 lần.
Bước 5: In sản lượng
Đảm bảo sản phẩm in thử đạt chất lượng trước khi in hàng loạt.
Bước 6: Rửa khung
Sau khi in xong, tiến hành rửa khung cho sạch để chuẩn bị cho lần in tiếp theo.
Hướng dẫn in lụa, cách kéo lụa tạo thương hiệu riêng cho mình
Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật cũng như quy trình in lụa mà công ty in ấn quảng cáo Đại Minh chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ lựa chọn được phương pháp in ấn phù hợp nhất.
Lê Tuấn Khôi – Quản lý xưởng in Đại Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, từ in sổ tay, sổ da, in hộp giấy đến in sách, catalogue. Đảm bảo chất lượng cao, đúng thời hạn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.