Giấy bồi là chất liệu được sử dụng để sản xuất hộp đựng bánh trung thu, thùng carton,…cùng nhiều loại bao bì khác. Tuy nhiên, đa số mọi người đều không hiểu rõ giấy bồi là gì cũng như công dụng và cách tạo ra giấy bồi ra sao? Trong bài viết ngày hôm nay, In Đại Minh sẽ giúp các bạn giải đáp rõ những thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
Giấy bồi là gì?
Giấy bồi còn được gọi với nhiều tên khác là carton, giấy cứng,…Đây là loại giấy khá nặng với độ cứng và độ dày khác nhau. Được dùng để xếp chồng lên một lớp giấy khác với mục đích trang trí.
Giấy bồi được sản xuất từ bột giấy cơ học, bột giấy, giấy cũ cùng các chất phụ gia khác. Sau đó, được nhào trộn thành hỗn hợp và gia công để tạo ra giấy với độ dày và độ cứng đạt yêu cầu. Thông thường, loại giấy này được thêm vào lớp bên trong của hộp giấy, bề mặt ngoài được tráng bởi lớp màng in.
>>> Tham khảo: In sách theo yêu cầu nhanh, giá rẻ
Công dụng của giấy bồi là gì?
Nhiều nhiều tính năng vượt trội, hiện nay giấy bồi được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp cũng như in ấn. Cụ thể như sau:
- Giấy bồi được dùng để sản xuất bìa carton, túi giấy, bìa luận văn, bìa sách, hộp giấy,….
- Sử dụng trong hộp đựng chén, hộp kẹo, hộp đựng ly thủy tinh,…giúp cố định sản phẩm, tránh làm vỡ hoặc hỏng hóc.
- Giấy bồi có định lượng lớn và độ dày cao dùng để làm bưu thiếp, bộ bài Tây, danh thiếp,…
- Giấy bồi có thể tái chế để làm các loại giấy vệ sinh, giấy làm thùng carton.
- Sản xuất hộp giấy cao cấp đựng trà, bánh trung thu, túi giấy, hộp đựng mỹ phẩm,….
Phân loại giấy bồi
Để phân loại giấy bồi, người ta dựa vào định lượng, công dụng cũng như độ mỏng/dày của giấy. Theo đó, loại giấy này sẽ gồm các loại như: giấy bồi nhiều lớp, giấy cứng, bồi sóng, bồi carton, bồi thường,….Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn loại giấy với kích thước phù hợp.
>>> Xem thêm: In sổ da với nhiều mẫu thiết kế có sẵn được sử dụng phổ biến
Ưu nhược điểm của giấy bồi là gì?
Hiện nay, giấy bồi được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Chất liệu giấy này có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Định lượng cao giúp sản phẩm chắc chắn, cứng cáp.
- Bề mặt giấy dễ sơn màu tạo sự ấn tượng, thu hút cho sản phẩm.
- Đa dạng định lượng giấy giúp khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu.
- Giấy bồi có độ dày và độ cứng cao vì được dán bởi nhiều lớp.
- Có thể làm bằng phương pháp thủ công.
- Dễ phân hủy, có thể tái chế, an toàn và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
- Vì được làm từ các loại giấy cũ, do đó nếu không tìm mua được từ đơn vị uy tín thì khó đảm bảo về độ an toàn cũng như chất lượng.
- Giấy bồi dễ bị rách, bục nát.
Cách làm ra giấy bồi như thế nào?
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm ra giấy bồi:
Loại giấy dùng để bồi
Bất cứ loại giấy nào cũng đều có thể sử dụng để bồi được. Từ giấy báo, cho đến các loại giấy định lượng 160gms, 180gms thậm chí là giấy 1mm, 2mm.
Cách tạo ra giấy bồi
Để tạo ra giấy bồi các bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
- Phương pháp bồi giấy: Phương pháp này thực hiện gia công bằng việc dán chồng nhiều lớp giấy mỏng lên nhau cho đến khi có được lớp giấy mới có độ cứng và dày theo yêu cầu. Với cách này các bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là mất nhiều thời gian để lớp giấy bồi khô và chỉ sản xuất với số lượng nhỏ.
- Phương pháp nhào trộn: Để tạo giấy bồi từ phương pháp nhào trộn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm bột giấy cơ học, bột giấy và giấy cũ cùng các phụ gia khác. Sau đó sử dụng các thiết bị hiện đại để nhào trộn các hỗn hợp và cho ra loại giấy có độ dày và độ cứng theo yêu cầu. Phương pháp này được thực hiện trong các nhà máy để phục vụ cho các doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc giấy bồi là gì cũng như công dụng của loại giấy này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.
Lê Tuấn Khôi – Quản lý xưởng in Đại Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, từ in sổ tay, sổ da, in hộp giấy đến in sách, catalogue. Đảm bảo chất lượng cao, đúng thời hạn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.