In chuyển nhiệt là một trong những công nghệ in hiện đại và được dùng phổ biến hiện nay. Đây là công nghệ in được phát minh từ năm 1981 và rất được ưa chuộng. Vậy in chuyển nhiệt là gì? Ưu – nhược điểm của công nghệ in này là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên!
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt (tên tiếng anh – thermal transfer printing/heat transfer) là công nghệ in kỹ thuật số, sử dụng công nghệ làm nóng lớp phủ ribbon để mực in dính lên chất liệu cần in. Công nghệ này thường được ưu tiên nhiều hơn so với việc in trực tiếp. Lý do là vì công nghệ in này có những ưu việt nhất định như chất lượng hình ảnh cao, màu sắc đa dạng và bền.
Công nghệ in này sẽ gồm 2 giai đoạn là in hình ảnh lên giấy in nhiệt và ép nhiệt. Có thể hiểu đơn giản là sau khi đã in ảnh lên giấy thì sẽ ép chúng xuống bề mặt cần in. Nhiệt độ ảnh in trên giấy sẽ truyền nhiệt bởi các hạt mực in khi gặp nhiệt độ cao sẽ bay hơi và bám lên bề mặt cần in. Quá trình này sẽ tùy theo nhiệt độ và chất lượng mực in mà mỗi bản in sẽ có màu sắc khác nhau.
Có tất cả 3 nhánh chính in nhiệt: Chuyển nhiệt (thermal transfer), nhuộm thăng hoa nhiệt (thermal dye sublimation) và chuyển sáp nhiệt (thermal wax transfer).
>>> Xem thêm: In sách số lượng ít với chi phí hợp lý tại Hà Nội
Công nghệ in chuyển nhiệt
Ưu nhược điểm của in chuyển nhiệt
Ưu điểm của công nghệ in này phải kể đến như:
- Chi phí đầu tư thấp, giá thành nguyên liệu đầu vào không cao
- Công nghệ in đơn giản, dễ thực hiện
- Số lượng nhân công cần thấp, khâu chuẩn bị không cầu kỳ
- Chất lượng in rất tốt, hình ảnh sắc nét và bền màu
Với những ưu điểm này, công nghệ in này đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay, đặc biệt là với những sản phẩm như vải, áo thun, cốc, tranh,…
Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như:
- Nguyên liệu sử dụng sẽ bị giới hạn và chỉ áp dụng được cho những sản phẩm thông thường.
- Một số máy in nhiệt chỉ hợp với mô hình nhỏ lẻ, tính tự động hóa không cao.
- Không truyền nhiệt được cho nhiều vật liệu, nhất là dạng thô, gồ ghề và dễ nóng chảy.
- Có thể bị bể màu nếu vật liệu in bị kéo dãn quá mức.
- Thích hợp nhất khi in trên vải màu trắng và có chất liệu poly >95% chịu nhiệt (vải thun PE và vải thun Sufa). Còn các màu khác sẽ dễ bị màu không đúng.
Máy móc thiết bị trong in chuyển nhiệt
Các loại máy thường dùng trong in truyền nhiệt là:
- Máy in chuyển nhiệt: đây là thiết bị không thể thiếu. Nó là máy in bình thường nhưng sẽ được lắp thêm hệ thống mực in.
- Máy ép nhiệt: tùy theo từng sản phẩm sẽ có loại máy ép nhiệt khác nhau.
- Giấy in chuyển nhiệt: là loại giấy thiết kế dành riêng cho công nghệ in chuyển nhiệt. Loại giấy này được dùng để in ảnh nhưng cũng phải dễ dàng tách ảnh cho phép chúng bám vào bề mặt in.
- Máy cắt và băng keo nhiệt.
Các dòng máy in chuyển nhiệt
Tùy theo quy mô, kích thước của vật liệu sẽ có các dòng máy in khác nhau. Cụ thể:
- Máy in khổ A4: chủ yếu gồm máy in epson T50; máy in epson T60; máy in epson R230x.
- Máy in A3: chủ yếu gồm các dòng epson 1390; epson 1400.
Công nghệ in chuyển nhiệt có gì khác biệt?
Công nghệ in này có điểm đặc biệt là nó dựa trên công nghệ in kỹ thuật số và sử dụng nhiệt độ để in. Chính vì vậy, các bản in sẽ hiện màu in tốt và đẹp hơn. Bên cạnh đó, mực in cũng vẫn giữ được màu trong thời gian dài mà lại không gây độc hại tới môi trường hay sức khỏe.
>>> Xem thêm: Giá in hộp giấy hợp lý tại Hà Nội
Quy trình in chuyển nhiệt của một số công nghệ thường được áp dụng
In chuyển nhiệt lên áo thun
Với áo thun, khi in, bạn cần chuẩn bị máy in, giấy in nhiệt, máy ép. Các bước thực hiện như sau:
- B1: mở máy ép nhiệt ở nhiệt độ thích hợp đến khi đèn báo tín hiệu thông báo.
- B2: dùng loại áo thun phù hợp rồi gấp phẳng đặt lên mâm ép nhiệt. Đật file in lên mặt áo sao cho mực in tiếp xúc với áo.
- B3: ép chặt mâm trên máy ép để tránh làm nhăn áo.
- B4: sau khi đủ thời gian, máy ép nhiệt sẽ phát tín hiệu và bạn có thể lấy sản phẩm ra ngoài.
In chuyển nhiệt ly, hoặc cốc
Với ly, cốc thì bạn cũng cần chuẩn bị máy in chuyển nhiệt, băng keo nhiệt, giấy in và máy ép ly. Cách thực hiện như sau:
- B1: sử dụng máy in nhiệt in file thiết kế ra giấy chuyển nhiệt, lưu ý cần in ngược file.
- B2: dùng kéo hoặc máy cắt để giấy in cho phù hợp nhất với ly cần ép.
- B3: dùng máy ép ly đặt ở nhiệt độ phù hợp, đến khi đủ nhiệt sẽ có tín hiệu báo.
- B4: dùng băng keo dán nhiệt dán lên giấy in để chuyển lên bề mặt cốc.
- B5: đặt cốc của bạn vào khuôn máy ép rồi gạt cần ép xuống sao cho chặt khít với ly.
- B6: khi đã đủ thời gian thì lấy sản phẩm ra ngoài.
Trên đây là những giới thiệu và chia sẻ của chúng tôi đến bạn về khái niệm In chuyển nhiệt và ưu nhược điểm của nó một cách chi tiết. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công ty in ấn uy tín, chất lượng mà không lo về giá thành, có thể liên hệ tới:
Địa chỉ: S5 – Lô 18/19 Làng nghề Triều Khúc – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 0898 040 222
Email: kinhdoanh@indaiminh.com
Lê Tuấn Khôi – Quản lý xưởng in Đại Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, từ in sổ tay, sổ da, in hộp giấy đến in sách, catalogue. Đảm bảo chất lượng cao, đúng thời hạn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.