Giấy Couche là gì? Phân biệt loại giấy và định lượng của nó

Hiện nay, có rất nhiều loại giấy khác nhau được dùng để in ấn các loại ấn phẩm đẹp mắt. Mỗi loại giấy lại có đặc điểm và giá thành riêng, tùy vào mục đích người dùng để lựa chọn sao cho phù hợp. Trong đó có giấy Couche, một loại giấy đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy giấy Couche là gì? Tại sao chúng lại được ưa chuộng trong cuộc sống con người hiện nay? Lời giải đáp sẽ được chia sẻ chi tiết tới bạn trong bài viết dưới đây.

Giấy Couche là gì?

Khải niệm giấy Couche là gì?
Khải niệm giấy Couche là gì?

Giấy Couche có tên gọi khác là giấy C hoặc giấy Couches, trong tiếng anh, tên gọi này có nghĩa là coated art paper. Đặc điểm của loại giấy này là chúng được phủ một lớp cao lanh hoặc polyme giúp tạo nên độ bóng, mượt nhất định. Từ đó giúp sản phẩm có khả năng chống ẩm và bền hơn so với những loại giấy khác.

Giấy C bao gồm các thành phần: Kaolinite, canxi cacbonat, Bentonite và Talc. Sản phẩm này được dùng phổ biến trong ngành in bao bì và ấn phẩm văn phòng. Ngoài ra, hai thành phần nhựa và polyetylen, giúp chống ẩm và bền lâu hơn so với các loại giấy thông thường.

>>> Tham khảo: Các mẫu in sổ tay đa dạng, hot trend mới nhất

Phân loại giấy Couche

2 loại giấy Couche phổ biến
2 loại giấy Couche phổ biến

Hiện nay, có 2 loại giấy Couche là gì?

Giấy Couche Matt

Là loại giấy có bề mặt mịn và mờ dùng để in tạp chí, sách. Sản phẩm được in ra sẽ không bị chói, giấy matt này có giá thành khá cao nên có thể in trên mọi loại mực và có thể viết lên bề mặt, thông thường chúng sẽ được giới hạn về định lượng và khổ giấy. Thêm vào đó, loại giấy này thường để in tạp chí, brochure, tờ rơi…

Giấy Couche Gloss

Giấy Couche Gloss có bề mặt sáng bóng, khả năng bắt ánh sáng tốt. Loại giấy này phải dùng mực Pigment UV để in và dùng nhiều trong công nghệ máy in offset. Tuy nhiên, bạn sẽ không viết được trên bề mặt bóng bởi giấy được phủ lớp vecni để giảm độ trầy xước.

Đặc điểm của giấy Couche là gì?

Độ sáng bóng của giấy Couche
Độ sáng bóng của giấy Couche

Giấy Couche có bề mặt bóng mịn, láng, khi in rất bắt sáng và có độ phản quang tốt. Bên cạnh đó, giấy cho ra hiệu ứng in hoàn hảo và có thể áp dụng với nhiều công nghệ in.

Nó có màu trắng tự nhiên, bề mặt cán một lớp hợp chất là cao lanh hoặc vật liệu tương đương, vì vậy bề mặt giấy có đặc điểm rất sáng, mượt, khả năng bám dính tốt và hấp thụ mực in đồng đều. Vì vậy, bạn có thể in những hình ảnh có màu sắc sặc sỡ mà vẫn cho ra thành phẩm có độ sắc nét và tương phản cao.

Định lượng

Giấy Couche cao cấp được chia ra nhiều định lượng sau: 140gsm, 160gsm, 230gsm, 260gsm, 280gsm, 300gsm…

Kích thước

Kích thước: 60×84, 79×109 và các khổ sẽ được dùng tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Thương hiệu

Giấy Couche có xuất xứ từ nhiều thương hiệu như Enova, EKN, Artone,…nguồn gốc từ các nước Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.

Định lượng giấy C100, C200, C300 và cách chọn phù hợp với mục đích

Ký hiệu C ở đây có nghĩa là Couche, còn số đi kèm theo ký hiệu này là định lượng giấy của nó.

Dưới đây là một số gợi ý về cách chọn định lượng giấy Couche theo mục đích sử dụng:

  • Đối với các loại tờ rơi: Sử dụng trên giấy C100 – C200 hoặc C150 – C200 (đối với các loại tờ rơi quảng cáo các sản phẩm giá trị cao như ô tô, trang sức, bán bất động sản).
  • Đối với các loại catalogue: Bạn nên chọn giấy C200 – C250 cho bìa, C120 – C150 cho ruột. Đối với những loại catalogue ít trang, bạn nên chọn loại giấy dày để sản phẩm được cứng cáp, chắc chắn.
  • Đối với danh thiếp name card, banner : Bạn nên chọn loại giấy C300.
  • Đối với các sản phẩm kẹp tài liệu: Bạn nên sử dụng giấy dày C250 – C300 giúp tăng tính thẩm mỹ và độ chắc chắn.
  • Đối với tạp chí: Bạn nên chọn giấy từ C100 – C120 tùy theo khả năng chi phí in ấn.

>>> Xem thêm: Chất liệu in catalogue Hà Nội hiện nay

Giấy Couche có điểm gì khác chất liệu giấy còn lại?

Giấy Bristol

Giấy Bristol được cán phủ toàn bộ trong khi giấy Couche chỉ được phủ một lớp bề mặt là cao lanh. Định lượng lớn hơn dao động đến 350 gsm. Ứng dụng của nó in được làm catalogue nhưng chủ yếu thiên về mảng in cho đồ án hoặc bản vẽ kỹ thuật vì giấy khá mỏng.

Giấy Ford

Loại giấy này không được tráng phủ như giấy Couche nên chất liệu mịn, độ chắn sáng cao nên không bị làm cho chói loáng, mỏi mắt khi nhìn. Nó thường thường dùng để in giấy A4. Định lượng khá nhỏ chỉ từ 60 – 90 gsm.

Giấy Ivory

Giấy Ivory tuy được tráng phủ không kỹ nhưng nó vẫn rất dày và cứng cáp. Một mặt giấy mịn và mặt còn lại thì sần sùi. Định lượng tương đương với giấy Bristol. Ứng dụng của nó rất đa dạng, được áp dụng cho nhiều ngành nghề như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm,…

Giấy Duplex

2 Mặt giấy có cấu tạo khác nhau từ chất liệu cho đến màu sắc. Nhưng chất liệu giấy vẫn rất dày và định lượng của giấy là lớn nhất so với các loại giấy còn lại. Chính vì thế, nó rất chắc chắn để dùng làm hộp đựng bánh gato, hộp thuốc, hộp quà,…

Giá của giấy Couche hiện nay

Loại giấy Couche có độ bền và đem lại thẩm mỹ cao cho các sản phẩm in ấn. Vì vậy, giá thành của chúng khá cao, dao động từ 45.000 đồng – 65.000 đồng/ sấp. Trong lượng của một xấp giấy sẽ được tính theo quy định của ngành.

Để biết được chi tiết và chính xác hơn về bảng giá của giấy C trên thị trường hiện nay, hãy liên hệ với cơ sở in ấn Đại Minh qua hotline 0898 040 222 để được tư vấn kỹ hơn về giá thành cũng như loại giấy phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp của bạn.

Ứng dụng trong in ấn của giấy Couche là gì?

Giấy Couche được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực in ấn
Giấy Couche được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực in ấn

Bên cạnh biết giấy Couche là gì, nó còn có nhiều ưu điểm nổi bật nên được sử dụng phổ biến trong các ấn phẩm hiện nay, cụ thể như sau:

  • In danh thiếp, tạp chí, menu, tờ rơi (Sử dụng loại giấy C in 1 mặt hoặc 2 mặt tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng).
  • In túi giấy, nhãn mác cho hộp sản phẩm (Sử dụng loại tráng phủ 1 mặt).
  • Bìa sách, poster (Sử dụng loại tráng phủ 2 mặt).

Những sản phẩm làm từ giấy Couche cho ra hình rõ nét, sắc bén, bắt mắt, phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng. Có thể nói, đây là loại giấy cần thiết trong đời sống của chúng ta.

Tổng hợp các mẫu sản phẩm bằng giấy Couche

Bìa sách bằng giấy Couche
Bìa sách bằng giấy Couche
Card visit bằng giấy Couche
Card visit bằng giấy Couche
Catalogue bằng giấy Couche
Catalogue bằng giấy Couche
Treo khóa cửa bằng giấy Couche
Treo khóa cửa bằng giấy Couche
Tranh ảnh bằng giấy Couche
Tranh ảnh bằng giấy Couche
Túi giấy bằng giấy Couche
Túi giấy bằng giấy Couche
Tag treo bằng giấy Couche
Tag treo bằng giấy Couche

Hy vọng rằng, bài viết trên của Indaiminh.com đã chia sẻ tới bạn những kiến thức, thông tin cần thiết về giấy Couche là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực in ấn ra sao? Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè và người thân nhé.

Bài viết cùng chủ đề: