In offset là gì? Quy trình của kỹ thuật in offset mấy bước?

Kỹ thuật in offset hiện đại được tất cả các xưởng in áp dụng hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ in này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của in Đại Minh nhé!

In offset là gì?

In offset là gì?

In offset là kỹ thuật in sử dụng lực ép từ các tấm cao su (offset) để in lên giấy khi các hình ảnh dính mực đã được ép lên các tấm cao su từ trước đó. Kỹ thuật in này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy nên đảm bảo chất lượng in tốt nhất.

Kỹ thuật in offset bắt đầu được áp dụng từ năm 1903 bởi ông Ira Washington Rubel tại Anh. Ban đầu, in offset chỉ được đưa vào máy in thạch bản bằng đá cứng. Tuy nhiên, bản in không được nét và sạch nên ông đã đổi sang in bằng trống in bọc cao su. Sau đó, in offset được cải tiến rất nhiều để tối ưu cho tốc độ và chất lượng in như hiện tại.

>>> Tìm hiểu thêm về in catalogue Hà Nội mẫu đẹp, chất lượng

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in offset

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh tốt, rõ nét, màu sắc rõ ràng, bền đẹp không bị lem, mờ
  • Chế tạo các bản in trở nên dễ dàng hơn
  • In được trên nhiều chất liệu khác nhau
  • Thích hợp với mọi bề mặt in
  • Nâng cao tuổi thọ của bản in
  • In được nhiều trên các chất liệu giấy: giấy Couche, giấy Kraft, giấy Ivory,…
  • Dùng để in báo với số lượng lớn như in sách, tạp chí, bao bì, phong bì, name card,…
  • Ứng dụng nhiều trong in ấn phẩm của ngành tiếp thị và quảng cáo như tờ rơi, catalogue, thư mời,…

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian về khâu chuẩn bị và kiểm tra trước khi in.
  • Tốn chi phí đáng kể nếu in số lượng lớn mà bị sai sót.

Nguyên lý in offset

Nguyên lý của in offset là thực hiện in phẳng, mọi hình ảnh thông tin trên bản in đều có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mặc và không in bắt nước.

Phương pháp offset trong in ấn dùng hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn in cùng phương với tờ in.

Cấu tạo máy in offset

Cấu tạo máy in offset là như thế nào?

Cấu tạo của máy in offset bao gồm những phần sau:

  • Ống bản: trục ống bằng kim loại, khuôn in có phần tử tin bắt mực và không bắt mực
  • Ống cao su: Trục ống cao su offset có cấu tạo là lớp vải bọc cao su để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt in
  • Ống ép: trục quay luôn tiếp xúc với ống cao su có nhiệm vụ chuyển giấy và vật liệu in
  • Hệ thống làm ẩm: có các lô làm ẩm bằng dung dịch có chứa phụ gia như axit, gôm arabic, cồn isopropyl,…
  • Hệ thống cấp mực: lô chà mực cho bản in
  • Bộ phận nạp giấy: hút giấy và vật liệu in đưa xuống để in
  • Bộ phận trung chuyển: ống nhíp có kẹp giấy
  • Bộ phạn làm ra giấy: nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây trên bàn
  • Hệ thống truyền mực bao gồm máng mực, lô tán và lô sàn, các lô trung gian

>>> Xem thêm: in sách số lượng ít kích thước nào là chuẩn nhất?

Quy trình thứ tự các bước in offset

Bước 1: Thiết kế bản in chuẩn file

Đầu tiên cần tạo bản in trên máy tính sau đó chỉnh sửa theo nội dung yêu cầu của khách hàng để tạo ra một bản hoàn thiện nhất.

Quy trình của in ấn offset

Bước 2: Output film

Khi in offset chúng ta sử dụng hệ màu CMYK là 4 màu C (Cyan: xanh), M (Magenta: hồng), Y (Yellow: vàng), K (Black: đen). Nếu bản in 1 màu thì không cần phải xuất phim còn bản in có nhiều hơn 1 màu thì cần outfilm. Cần tuân thủ in theo thứ tự sau:

  • In 4 màu: ướt chồng ướt đen -> xanh -> đỏ magenta -> vàng
  • In 2 màu: ướt chồng ướt và ướt chồng khô Xanh cyan – Đỏ magenta -> đen -> vàng
  • In 1 màu: ướt chồng khô Xanh cyan -> Đỏ magenta -> vàng ->đen

Bước 3: Phơi bản kẽm

Chụp hình ảnh của từng tấm film lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm để ra bản đại diện cho 4 màu CMYK và chuẩn bị in ấn.

Bước 4: In offset

  • Chọn 1 trong 4 màu kẽm lắp lên lô của máy in. Chọn màu nào thì mực được chọn cũng phải tương ứng.
  • Cho quả lô chạy qua tờ giấy sau đó đập phần tử in xuống tờ giấy in. Cứ tiếp tục làm đến khi đạt được số lượng in là hết 1 màu.
  • Với 3 màu còn lại thì bạn tiến hành in ấn vận hành như trên đến khi hoàn thiện bản in.

Bước 5: Gia công sau in

  • Gia công cán màng mờ hoặc màng bóng theo yêu cầu
  • Gia công cắt thành phẩm

In offset khác gì so với in kỹ thuật số?

  • Khâu chuẩn bị ban đầu khá tốn thời gian và chi phí so với in kỹ thuật số. Khi in offset, cần sử dụng số lượng tấm kim loại dựa theo số màu để thiết lập khuôn mẫu. Ngoài ra, công nghệ in offset cũng cần phải đợi một thời gian cho đến khi in xong và khô mực.
  • Giá thành rẻ hơn khi đặt công ty in ấn nếu in số lượng lớn và không cần thay đổi nhiều về nội dung.
  • Màu sắc in nhất định không như in kỹ thuật số.

Một số mẫu in offset đẹp

Mẫu in offset thùng bia
Mẫu in offset Lancome
Mẫu in offset hộp giấy
Mẫu in offset Catalogue

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dịch vụ in offset tại In Đại Minh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề: